Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về các Tầng giao thức mạng TCP/IP(CCNA#1)

I-Mô hình TCP/IP

Bắt nguồn từ nghiên cứu của bộ quốc phòng mỹ vào cuối những năm 60.Khi nhận thấy bộ máy quân sự của bộ quốc phòng có quá nhiều máy tính cần được kết nối với nhau ..Nhu cầu cần chia sẻ dữ liệu đi kèm với sự bảo mật ngày càng cần yếu tố thông minh và mở rộng hơn.
Tranmission Control Protocol(Giao thức điều khiển truyền thông)/Internet Protocol (Giao thức internet)
TCP/IP hay còn gọi là không chỉ gồm 2 giao thức mà thực tế nó là tập hợp
một chồng giao thức khách nhau với hệ tham chiếu TCP/IP 4layer (4 tầng)
Mô hình TCP/IP
Mô hình TCP/IP

1/ Vai trò của tầng ứng dụng (Application)

Application cung cấp giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng. Thông qua các phần mềm, dịch vụ, giao thức sẽ giúp cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm: Web, Mail, FTP, Telnet…

2/ Tầng giao vận (Transport ) 

Thiết lập phiên truyền thông giữa các máy tính và quy định cách truyền dữ liệu .
Sử dụng hai giao thức:Cho phép các ứng dụng truy cập tới các giao thức mạng.(layer 2)
-UDP (User Datagram Protocol) Còn gọi là giao thức gói người dùng.Sử dụng phương thức phi kết nối (connectionless)Tức là máy A có thể truyền dữ liệu sang máy B mà không cần có một kết nối từ trước.
giao thức UDP là best-eferts truyền tài dữ lệu nhanh nhưng kém an toàn..không thể phục hồi dữ liệu khi bị mất.
UDP phù hợp cho các ứng dụng video.
-TCP(Tranmisstion Control Protocol) cơ chế kết nối tin cậy connection-orian.Để máy A có thể truyền dữ liệu qua máy B thì giữa 2 máy cần thiết lập một kết nối để có thể làm được việc này.Cơ chế này giúp đảm bảo được sự an toàn của dữ liệu khi đi qua môi trường khác.Tuy nhiên cơ chế này có tốc độ chuyền tải chậm hơn so với UDP.
TCP có các cơ chết phục hồi dữ liệu khi bị drop-off. Giao thức này phù hợp cho các ứng dụng như:
Các ứng dụng truyền file..
Các gói dữ liệu gửi đi của lớp 4 là các sessgment

3/ Tầng liên mạng (Internet)

Tầng này có chức năng gán địa chỉ ,đóng gói và định tuyến (Router) dữ liệu
Sử dụng bốn giao thức chính:
-IP(internet protocol): Có chức năng là gán địa chỉ cho dữ liệu truyền và định tuyến chúng tới đích
-ARP(Adress resolution Protocol):Biên dịch địa chỉ IP của máy đích thành địa chỉ MAC
-ICMP(Internet Control Message Protocol): Thông báo lỗi khi trường hợp truyền dữ liệu bị hỏng
-IGMP(Internet Group Message Protocol):Có chức năng điều khiển đa hướng Muticast
Các gói dữ liệu  gửi đi của lớp 3 là các Packet

4/ Tầng Network Access

 Tầng này có trách nghiệm truyền dẫn tín hiệu điện từ hệ thống này đến hệ thống kia qua các đường cáp mạng sử dụng bộ giao thức mạng Ethernet.

Chứng chỉ MCSA

Chứng chỉ MCSA là gì?

PDF Print E-mail
Nhiều người đã từng nghe nói đến MCP (Microsoft Certified Professional), nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa biết MCSA là gì, “mặt mũi” ra sao? Bài viết xin phác họa vài nét về chứng chỉ này nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin.
Nhiều “track” và “specialization”
Trên website của Microsoft, MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator) được giới thiệu là “chứng chỉ giúp nâng cao sự nghiệp của bạn thông qua việc khẳng định bạn có đủ kỹ năng để quản lý và chẩn đoán hỏng hóc những hệ thống chạy hệ điều hành Windows”. Nói nôm na, MCSA là chứng chỉ xác nhận khả năng quản trị mạng (của Microsoft). Hiện nay, bạn có hai chọn lựa về công nghệ (theo hệ điều hành): Windows 2000 hoặc Windows Server 2003.
Ứng với hai công nghệ nêu trên, bạn có hai “nhánh” (track) MCSA, mỗi nhánh yêu cầu những môn thi khác nhau. Mặc dù Microsoft vẫn công nhận “MCSA o­n Windows 2000”, nhưng có lẽ các bạn nên nhắm đến công nghệ mới hơn, vì bản thân chính Windows Server 2003 chẳng bao lâu nữa cũng trở thành “lạc hậu”. Do đó, chúng tôi không đi sâu giới thiệu “nhánh” cũ.


Nhánh “MCSA o­n Windows Server 2003” có ba hướng: MCSA “tổng quát” (gọi tắt là MCSA), MCSA chuyên biệt về truyền tin (gọi là MCSA: Messaging), MCSA chuyên biệt về bảo mật (gọi là MCSA: Security). Những hướng chuyên biệt (specialization) nhằm xác định những kỹ năng thuộc một lĩnh vực chuyên sâu nhất định, đồng thời phục vụ nhu cầu thực tế đang cần những chuyên gia thông thạo các kỹ năng ấy.
chứng chỉ MCSA

Để lấy được chứng chỉ MCSA, bạn phải thi đậu bốn môn:
  • Hai môn thuộc nhóm “Networking System”: gồm Exam 70–290 (Managing and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Environment) và Exam 70–291 (Implementing, Managing, and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure).
  • Một môn thuộc nhóm “Client Operating System”: là Exam 70–270 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Windows XP Professional).
  • Một môn tự chọn (gọi là elective exam), bạn có thể chọn môn về ISA Server hoặc SQL Server hoặc Exchange Server đều được.
Tên các môn thi khá dài, do đó mã số từng môn thường được dùng thay cho tên. Ngoài ra, bạn có thể dùng chứng chỉ MCDST hoặc cặp chứng chỉ A+ và Network+ của CompTIA để thay thế cho môn tự chọn (xem thêm tại http://www.microsoft.com/learning/mcp/mcsa/windows2003). Lệ phí thi tại Việt Nam hiện nay là 50 USD/môn, vậy ít nhất bạn phải chi 200 USD để thi MCSA (với điều kiện là không... rớt lần nào).

MCSA: Messaging yêu cầu bạn thi đậu bốn môn tương tự như MCSA “tổng quát”, riêng môn tự chọn thì bạn không được... tự chọn nữa, mà phải thi Exam 70-284 (Implementing and Managing Microsoft Exchange Server 2003). Chứng chỉ này xác nhận bạn không chỉ đủ khả năng của một MCSA mà còn thông thạo về máy chủ phục vụ thư điện tử (mail server).

Riêng anh chàng MCSA, Security đòi hỏi nhiều hơn: bạn phải thi năm môn, trong đó ba môn đầu giống MCSA. Hai môn “tự chọn” phải là: Exam 70-299 (Implementing and Administering Security in a Microsoft Windows Server 2003 Network) và Exam 70-227 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Internet Security and Acceleration Server 2000). Quả thật cụm từ “môn tự chọn” không còn đúng trong trường hợp này nữa.

Nhu cầu thực tế về MCSA

Nhiều bạn rất bối rối trước một rừng thông tin về chứng chỉ của Microsoft. Xin nói ngay, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quản trị mạng thì chỉ cần tìm hiểu về MCP (mạng), MCSA và MCSE. Khi bạn thi đậu môn đầu tiên (để đạt được MCSA hay MCSE), bất kể đó là môn nào, bạn cũng được công nhận là MCP. Như vậy, cấp độ MCP không đủ cho những người thật sự quản trị một/nhiều mạng quy mô vừa và lớn.
Mặc dù đa số các bạn khi theo học đều muốn “đi đến cùng” – tức trở thành MCSE – nhưng điều đó không cần thiết cho số đông. Công việc hiện nay mà các nhà tuyển dụng đang cần nhiều đòi hỏi kỹ năng của MCSA, và khả năng ấy là “đủ xài”. Thực tế chỉ cần một số lượng MCSE không lớn, vì các doanh nghiệp cần người “quản trị” nhiều hơn là người “thiết kế” mạng.

Chứng chỉ CCNA

Chứng chỉ CCNA 

Cisco Certified Network Associate là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ  cấp và được công nhận trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine năm 2003 thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.

Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco - hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 30 người sở hữu chứng chỉ này)

Hiện sản phẩm Cisco được sử dụng phổ biến tại ngân hàng, các bộ, tổng cục, viettel, fpt, công ty liên doanh... nên để có thể làm việc tại các tập đoàn này thì ứng viên nên có tối thiểu kiến thức của CCNA.

Để có thể đạt chứng chỉ CCNA bạn cần
  1. Tham gia khóa học CCNA do các trung tâm đào tạo tổ chức hoặc tự học. Qua các khóa học này học viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết để có thể thi được chứng chỉ CCNA và được thực hành trên hệ thống thiết bị mạng của cisco (tăng khả năng thực hành).
  2. Sau khi có đủ kiến thức bạn có thể tự ra đăng ký thi CCNA tại trung tâm khảo thí ủy quyền của VUE (http://vue.com) tại Hà Nội có rất nhiều trung tâm ủy quyền: VnExperts, IpMAC,...
Có 2 cách thi CCNA đó là thi 2 bài riêng lẻ ICND1 &2 hoặc 1 bài  duy nhất CCNA, tại Việt Nam đa số học viên đều chọn thi 1 bài duy nhất CCNA.
  • Mã môn thi: 640-802
  • Số lượng câu hỏi: khoảng 52 câu
  • Thời gian làm bài: 120 phút
  • Ngôn ngữ thi: Tiếng Anh
  • Điểm đạt: 820 (điểm tối đa là 1000)
  • Lệ phí mỗi lần thi là $250, nếu trượt bạn lại phải đóng tiếp $250. 
Mẫu chứng chỉ Quốc tế CCNA
Chứng chỉ CCNA
Để tìm hiểu thêm về CCNA các bạn có thể xem thêm tại đây https://cisco.hosted.jivesoftware.com/community/certifications/ccna

Vậy tại sao CCNA lại uy tín như vậy?
Hiện Cisco chiếm > 40% thị phần về công nghệ và thiết bị của hạ tầng mạng Internet ; điều đó cho thấy không ai hiểu mạng như Cisco. Hơn nữa việc nghiên cứu và học công nghệ mạng của Cisco có nghĩa bạn đã nắm được công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay.