Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Địa chỉ IP+Subnet Mark+Chuyển đổi dãy nhị phân (CCNA#5)

1/ Đĩa chỉ IP

-Để máy tính truyền thông được trên mạng thì mỗi máy tính phải có 1 địa chỉ duy nhất gọi là địa chỉ IP.
-Địa chỉ IP gồm 32 bít nhị phân (4 byte) và được biểu diễn ở dạng thập phân có dạng: x.y.z.w trong đó x, y, z, w thuộc [0..255]
-Ví dụ: 192.168.5.11   
- Địa chỉ IP gồm: Mạng + Máy
 Chuyển sang dạng nhị phân 11000000.10101000.00000101.00001011
-Phần mạng 192.168.5.0
-Phần máy 11

* Chuyển đổi nghị phân sang thập phân

Cách đổi nghị phân sang thập phân
Cách đổi nghị phân sang thập phân

-Cách làm: Lập một bảng với các giá trị là (128,64,32,16,8,4,2,1) Khi muốn đổi số thập phân X ra nhị phân ta duyệt từ trái qua phải: xem X >=128 hay không? Nếu đúng thì ta ghi 1, sau đó ta lấy phần dư của 128-x và lặp lại quá trình như x
-Ví dụ: Muốn đổi số 192 sang số nhị phân, ta thấy 192>128 nên chia hết vì vậy ta ghi giá trị 1 dưới cột 128, phần dư là 192-128=64 ta thấy 64>=64 nên cột 64 ta ghi giá trị 1, phần dư còn lại là 0.
-Chuyển đổi địa chỉ IP: 192.168.80.2
-11000000.10101000.10100000.00000010
-Hãy chuyển 4 địa chỉ IP sau: 192.168.80.30,192.168.80.66 ,192.168.80.70
Tương tự ví dụ trên địa chỉ lần lượt sẽ là
-192.168.80.30  <=>11000000.10101000.10100000.00011110
-192.168.80.66 <=>11000000.10101000.10100000.01000010
-192.168.80.70 <=>11000000.10101000.10100000.01000110

2/ Subnet Mask

-Là một dãy số 32 bít (toàn bít 1 sau đến bít 0) dùng để tính địa chỉ mạng. Ví dụ: 255.255.255.0 (11111111.11111111.11111111.00000000).
-Hai máy tính cùng địa chỉ mạng truyền trực tiếp, hai máy tính khác mạng thì máy gửi phải truyền qua Router (default gateway)
-Cách thực hiện: Đổi IP sang nhị phân, Mask sang nhị phân, Thực hiện phép tính AND (logic – 1x1=1 còn các trường hợp khác là 0)
-Ví dụ cho IP là: 192.168.1.44 Mask là 255.255.255.0 hãy tính địa chỉ mạng (Sau tính toán ta thấy địa chỉ mạng là 192.168.1.0)
Cách chia
Cách chia
-Cho 2 địa chỉ IP: 192.168.1.44 và 192.168.1.66 với Mask là 255.255.255.0 hãy tính xem hai địa chỉ IP này có cùng mạng hay không ?
Sử dụng bảng dụng chia
Sử dụng bảng dụng chia

3/ Default Gateways

-Default gateway là địa chỉ IP của Router mà kết nối đến mạng có chứa máy nguồn.
-Khi một máy tính muốn truyền sang máy đích khác mạng với nó, nó phải gửi gói tin ra default gateway (ví dụ H1 gửi ra mạng remote)
-Hai máy tính cùng mạng truyền cho nhau không phải gửi gói tin ra default gateway. (ví dụ H1 truyền cho H3)
-Tất cả các máy tính trong cùng 1 mạng có cùng 1 default gateway.
Default gateway
Default gateway
-Hãy xác định địa chỉ Default gateway của H1, H2 và H3
H1: 192.168.1.1
H2:10.0.0.1
H3:172.16.0.50




4/ Các lớp địa chỉ IP 

Các lớp IP
Các lớp IP

a/ Lớp A:

Dùng cho mạng có số lượng máy lớn >16 triệu máy / 1 mạng. Có 128 mạng lớp A.
+N.H.H.H (1 Byte địa chỉ mạng, 3 Byte đánh địa chỉ máy)
+Subnet Mask mặc định: 255.0.0.0
+Byte đầu tiên giá trị thuộc (1-127)

b/ Lớp B

Dùng cho mạng cỡ trung bình đến lớn > 65000 máy /1 mạng, có lớn hơn 16000 mạng lớp B.
-N.N.H.H (2 Byte địa chỉ mạng, 2 Byte đánh địa chỉ máy)
-Subnet Mask mặc định: 255.255.0.0
-Byte đầu tiên giá trị thuộc (128-191)

c/ Lớp C

-N.N.N.H (3 Byte địa chỉ mạng, 1 Byte đánh địa chỉ máy)
-Subnet Mask mặc định: 255.255.255.0
- Byte đầu tiên giá trị thuộc (192-223) 

d/ Địa chỉ Private và địa chỉ Public

-Địa chỉ IP Public là địa chỉ của các host (máy chủ, thiết bị mạng) được thiết kế và sử dụng truy cập trực tiếp ngoài Internet.
-Các dải địa chỉ IP được sử dụng riêng cho hệ thống mạng của các tổ chức và các địa chỉ này bị giới hạn và không truy cập trực tiếp được từ Internet gọi là địa chỉ riêng (Private Address)
-Có 3 dải địa chỉ IP Private đó là:
+10.0.0.0 – 10.255.255.255 (10.0.0.0/8) A
+172.16.0.0-172.31.255.255 (172.16.0.0/12)  B
+192.168.0.0-192.168.255.255 (192.168.0.0/16) C
-Địa chỉ Private được sử dụng để gán cho hệ thống mạng của nhiều tổ chức khác nhau.
-Địa chỉ Private không được router định tuyến ra ngoài Internet (chỉ sử dụng nội bộ. Muốn định tuyến ra ngoài phải dùng NAT)
-Địa chỉ này bị Block bởi ISP
IP Public,IP Private
IP Public,IP Private

e/ Địa chỉ IP Tĩnh

-Việc gán địa chỉ IP tĩnh cho máy tính người quản trị mạng phải đưa vào các tham số: IP Address, Subnet Mask, Default Gateway (Nếu cần).
-Việc gán địa chỉ IP tĩnh thông thường được gán cho các Server, các thiết bị mạng và các máy ta muốn quản lý
Đĩa chỉ IP tĩnh
Đĩa chỉ IP tĩnh

f/ Địa chỉ IP động

-Mỗi máy tính trong mạng LAN có thể chỉ định địa chỉ IP bằng hai cách: Người dùng tự gán cho máy một địa chỉ (IP tĩnh) hay thiết bị Router hoặc thiết bị điều khiển mạng tự động gán một địa chỉ khi máy đó kết nối vào mạng (IP động).
-Phương thức để gán địa chỉ IP động gọi là DHCP. Thiết bị thực hiện việc gán địa chỉ động gọi là DHCP Server. Trong mạng LAN, DHCP server sử dụng các số trong một khoảng dành riêng. Trên Internet, DHCP server sử dụng các số từ nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
-Cả địa chỉ IP tĩnh hay địa chỉ IP động máy tính đều hoạt động như nhau nhưng chúng phải cùng một hệ thống (cùng dải địa chỉ)

Thiết bị mạng máy tính (CCNA #4)

Đặt vấn đề :
Vấn đề gì sẽ xảy ra nếu xây dựng một mạng LAN với số nút lớn và bao phủ một vùng địa lý rộng?

- Do chiều dài kênh truyền lớn --> Chất lượng tín hiệu không đảm bảo do suy hao
- Chiều dài kênh chuyền càng lớn, hiệu suất kênh truyền càng giảm do xác suất va đập tăng (802.3)
- Trong một miền quảng bá, số nút lớn dẫn đến băng thông chia sẻ cho mỗi nút giảm

Các thiết bị kết nối:
Mục đich:

- Kết nối nhiều LAN mở rộng vùng hoạt động của mạng LAN
- Tăng hiệu suất hoạt động,tăng băng thông chia sẽ cho một nút bằng cách chia nhỏ một mạng lớn thành nhiều vùng quảng bá (Broadcast Domain) nhỏ.

Phân loại:
Các thiết bị kết nối mạng LAN:

-Lớp vật lý: Hub,Repeated
-Lớp MAC: Briger,Switch
-Lớp Mạng: Router

1/ Khái niệm Hub

Hub là một bộ khuyếch đại tín hiệu cho phép mở rông chiều dài kênh chuyền
Không có cơ chết kiểm tra trạng thái kênh 
Ưu điểm:
Tăng chiều dài kênh (1)
Nhược điểm:
Không giải quyết được vấn đề hiệu suất truyền kênh (2)và băng thông (3).

2/ Khái niệm Brige

Cho phép kết nối nhiều mạng LAN có công nghệ khác nhau (Token - Ring,Ethernet...)
Cho phép phân mảnh một mạng lớn thành nhiều segment hay nhiều vùng quảng bá nhỏ
+Tăng phạm vi hoạt động về mặt địa lý
+Tăng hiệu suất sử dụng kênh truyền
+Tăng thông lương của từng trạm
* Địa chỉ MAC có dạng phẳng (flat address), không có cấu trúc --> Không định tuyến được bằng đĩa chỉ MAC khi gửi khung MAC liên mạng LAN
Briger đang được sử dụng hiện này được chuẩn hóa trong IEEE 802.1d

Nguyên tắc:

-Store - and - Forward : Kiểm tra trạng thái kênh trước khi gửi gói sang một segment khác 
-Tự "học"(learning bridge)
-Cho phép tạo cây bắc cầu tối thiểu (MPT-Minimum spnning stree)

Chức năng:

No -fill bridge
-Là chức năng đơn giản nhất theo chuẩn IEEE 802.1d
-Khi nhận được khung dữ liệu trên một giao diện, bridge kiểm tra trạng thai các kênh nằm trên các giao diện còn lại, nếu kênh truyeefnh rỗi thì chuyền dữ liệu
Lọc gói:(farme filter)
-Để tăng hiệu suất truyền kênh ,Learning bridge sử dụng chết độ lọc gói.Farme tới một trạm trong cùng một segment sẽ không gửi sang các segment khác 
* Cơ chế lọc gói chỉ hoạt động với đồ hình mạng (topology) không có vòng lặp.Trong thực tế, để tăng độ tin cậy, có thể thiết lập các đường liên kết dự trữ --> vòng lặp.
Cây cầu bắc:
Tạo ra một đồ hình cây logic trên đồ hình vật lý để tránh vòng lặp.
-Giao thức STP (Spanning Tree Protocol)
+ Các giao thức lớp LLC để tạo ra một đồ hình cây bắc cầu.
+Do Radia Perlamn phát triển, được đưa vào chuẩn IEEE 802.1d
-Bridge sử dụng STP để trao đổi bản tin cấu hình cho phép thực hiện:
+Trong các bridge của tất cả các mạng LAN, lựa chọn bridge gốc(root bridge)
+Tính toán khoảng cách ngắn nhất từ chính nó đén bridge gốc
+Đối vơi mỗi mạng LAN, lựa chọn một Bridge ủy quyền(designated) trên mạng đó. Bridge sẽ gửi những khung dữ liệu đến bridge gốc 
+ Chọn cổng gốc là đường ngắn nhất đến bridge gốc
+ Chọn các cổng nằm trong spanning tree
-Mỗi một bridge được gắn một số hiệu nhận dạng dài 6 byte.

3/ Khái niệm Swith

-Là một thiết bị chuyển mạch, làm việc dựa trên nguyên tắc thiết lập và duy trì bảng CAM(content address memory) bảng CAM gồm hai cột (bảng đĩa chỉ MAC của máy tính và cổng của Switch)
-Cơ chế chuyển mạch: Khi Switch nhận được một gói tin đến, nó kiểm tra xem đĩa chỉ MAC đích của gói tin có trong bảng CAM hay không?. Nếu không có, nó hoạt động như Hub.Nếu có nó tìm kiếm trên bảng CAM xem địa chỉ MAC đích gắn với cổng nào của Switch và tiến hành chuyển từ cổng nguốn đến cổng đích.
-Tại một thời điểm, Nhiều máy tính có thể truyền nhận đồng thời.
bảng CAM
bảng CAM

4/ Router

-Chức năng chính của router là tìm đường đi tốt nhất cho các gói tin, nó kết nối 2 hay nhều mạng khác nhau, mối cổng của router gắn tới một mạng đích, trên router có bảng định tuyến bao gồm (đĩa chỉ mạng đích và cổng của router)
-Nguyên lý: Khi nhận được 1 gói tin đến router kiểm tra xem đĩa chỉ mạng đích có trong bảng định tuyến hay không? Nếu có thì chuyển dữ liệu sang cổng nó gắn tới mạng đích.
Hoạt động Router
Hoạt động Router

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Mạng máy tính và mô hình mạng phổ biến(CCNA #3)

1/ Cấu trúc đồ hình mạng(Topology mạng)

a/ Mạng hình sao(Star)

Bao gồm một hệ thống các thiết bị được đấu nối với một thiết bị trung tâm(switch,router,hub hoặc thiết bị tích hợp).
Đây là mô hình mạng phổ biến nhất hiện nay

Mô hình mạng Star
Mô hình mạng Star

Ưu điểm:
-Mạng hoạt động ổn định khi hoạt động vì hoạt động theo nguyên lý song song.Một nút mạng bị hỏng thì hoạt các nút khác vẫn hoạt động bình thường.
-Cấu trúc mạng đơn giản và giải quyết được một số vấn đề sung đột gói tin (BUS)
-Có thể thu hẹp hoặc mở rộng mạng rễ dàng.
Nhược điểm:
-Khả năng mở rộng hệ thống phụ thuộc vào thiết bị trung tâm
-Các nút nối đến thiết bị trung tâm không quá 100m

b/ Mạng hình Bus

Tất cả các máy con được kết nối thông qua một đường chuyền chung 
Hai đầu của cáp có các Teminador để ngăn chạn khả năng dội tín hiệu
Máy tính kết nối vào mạng sử dụng T-Conector
Sử dụng các chuẩn 10 base 2 và 10 base 5
Với các thông số 10 là tốc độ truyền tải 10Mbs với đoạn cáp 200m và 500m
Thiết bị sử dụng trong mạng này là Repeater có công dụng khuyếch đại tín hiệu điện.
Mô hình Bus rất ít được sử dụng hiện nay

Mô hình mạng Bus
Mô hình mạng Bus
Ưu điểm:
Tiết kiệm chi phí dây cáp
Nhược điểm:
-Tốc độ chậm,hoạt động không ổn định
-Hay bị sung đột khi gửi các gói tin và khó có thể xác định lỗi





c/ Mạng vòng (Ring)

Các máy liên kết với nhau thành vòng tròn với nguyên tắc điểm-điểm  qua một trục khép kín và các máy tính trao đổi dữ liệu một chiều
Mạng dua-ring: thực chất là một mạng vòng bao quanh bên ngoài nhưng dữ liệu chuyền ngược lại so với vòng trong.Tuy có ổn định hơn nhưng  lắp đặt rất phức tạp và tốn kém.
Mạng vòng ít được sử dụng trên thực tế
Mô hình mạng dạng vòng
Mô hình mạng dạng vòng









Ưu điểm:
Tiết kiệm dây cáp và tốc độ đường chuyền ổn định hơn mạng Bus
Nhược điểm:
-Chậm hơn so với mạng Star
-Bị ngừng hoạt động hoàn toàn khi một điểm bị trục trặc

















d/ Mạng kết hợp

Mạng kết hợp với nhiều mô hình mạng khác nhau trong một hệ thống mạng nhằm vận dụng tối đa các tính năng của từng mô hình.
Xây dựng hệ thống mạng phù hợp nhất và tối ưu nhất.

Mạng kết hợp
Mạng kết hợp






2/ Theo kích cỡ

a/ PAN(Personal Area Network):Mạng cá nhân

Dùng để kết nối các thiết bị cá nhân (tai nghe,chuột,máy tính,thiết bị nghe nhạc..)
Kéo dài khoản 5m --> 10m

b/ LAN(Local Area Network):Mạng cục bộ

Dùng để kết nối các máy tính, thiết bị ngoại vi trong phạm vi một cơ quan, đơn vị.
Có quy mô khoảng 100m --> vài KM
LAN được chia làm 3 loại: SOHO(mạng cá gia đình),LAN lớn và LAN mở rộng
Một mạng LAN có thể được cung cấp các dịch vụ hoạt hoạt động nội bộ như DNS,WEB,MAIL.....
Mạng LAN
Mô hình mạng LAN
Sử dụng các thiết bị phần cững gồm:Hub,Switch,Briger,Router.

c/ MAN(Metropolitan Area Network)Mạng khu vực

MAN còn được hiểu như là mạng băng thông rộng dựa trên cơ sở tích hợp cấu trúc mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network), có khả năng cung cấp một siêu xa lộ thông tin. MAN có khả năng tạo ra các kết nối tốc độ cao, lên đến hàng trăm Mb/s (có thể mở rộng lên đến 1 Gb/s) phục vụ cho: Công tác chỉ đạo, quản lý hành chính nhà nước, trao đổi thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, phát triển thương mại điện tử,...
Mạng MAN
 Mô mình mạng MAN

Ưu điểm của MAN
Xu hướng đa dịch vụ với nhu cầu băng thông lớn đang thực sự trở thành nhu cầu bức xúc tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hay các Khu công nghiệp - Công nghệ cao.
Dịch vụ mạng đô thị băng rộng MAN sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ. .
Ưu điểm của MAN Xu hướng đa dịch vụ với nhu cầu băng thông lớn đang thực sự trở thành nhu cầu bức xúc tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hay các Khu công nghiệp - Công nghệ cao.
Dịch vụ mạng đô thị băng rộng MAN sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ.
So với các mạng khác, mạng MAN có ưu điểm vượt trội, cụ thể như sau: Cung cấp nhiều loại hình dịch vụ với việc tối đa hóa lưu lượng trên băng thông hiện tại. Đa dạng hoá dịch vụ bằng việc cung cấp cả các dịch vụ hiện tại và các dịch vụ mới trong tương lai. Tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trên diện rộng để đáp ứng các nhu cầu tương lai.
Ứng dụng của MAN tại Việt Nam
Mạng MAN đã được xây dựng thí điểm thành công tại TP.HCM và trong thời gian tới sẽ được triển khai rộng khắp tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng,... Tại TP.HCM, MAN đã được triển khai với hàng loạt dự án lớn như: Mạng thông tin tích hợp trên Internet (City Web). Hệ thống đối thoại doanh nghiệp - chính quyền thành phố. Chợ công nghệ trên mạng. Công viên phần mềm Quang Trung. Tin học hoá quản lý Nhà nước - Chính phủ điện tử. Cao ốc CNTT - Viễn thông,... Các dự án này đang hoạt động tích cực, giúp ích nhiều cho hoạt động quản lý nhà nước và người dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức họp từ xa qua cầu truyền hình, chạy trên nền dịch vụ MAN sẽ đem đến một lợi ích thiết thực hơn. Dịch vụ MAN ra đời đem đến chất lượng cao, hình ảnh đẹp, âm thanh tốt,...
d/ Mạng WAN(Wide Area Network)Mạng diện rộng Mạng WAN dùng để kết nối các LAN,MAN lại với nhau bất kể vị trí địa lý. Phần lớn các WAN hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video, tiếng nói, dữ liệu…nhằm làm giảm chi phí dịch vụ Các công nghệ kết nối WAN thường liên quan đến 3 tầng đầu của mô hình ISO 7 tầng. Đó là tầng vật lý liên quan đến các chuẩn giao tiếp WAN, tầng data link liên quan đến các giao thức truyền thông của WAN, và một số giao thức WAN liên quan đến tầng mạng

d/ MạnngWAN(Wide Area Network)Mạng diện rộng:

WAN dùng để kết nối các LAN,MAN lại với nhau bất kể vị trí địa lý.
Phần lớn các WAN hiện nay được phát triển cho việc truyền đồng thời trên đường truyền nhiều dạng thông tin khác nhau như: video, tiếng nói, dữ liệu…nhằm làm giảm chi phí dịch vụ.Các công nghệ kết nối WAN thường liên quan đến 3 tầng đầu của mô hình ISO 7 tầng. Đó là tầng vật lý liên quan đến các chuẩn giao tiếp WAN, tầng data link liên quan đến các giao thức truyền thông của WAN, và một số giao thức WAN liên quan đến tầng mạng

3/ Một số mạng điển hình

Một số chuẩn IEEE 802

-IEEE 802.3: Chuẩn mạng LAN/MAN - Ethernet
-IEEE 802.4: Chuẩn mạng LAN -Token Bus chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp(GM)
-IEEE 802.5: Chuẩn mạng LAN- Token Ring được phát triển bởi IBM
-IEEE 802.6: Chuẩn mạng LAN - DQDB(Distributed queue Dual Bus) với tốc độ 150Mbit/s trên khoảng cách 160KM
-IEEE 802.11: Chuẩn mạng LAN không dây 
-IEEE 802.15: Chuẩn mạng các nhân không dây (WPAN)
 +IEEE 802.15.1: Blue Tooth
 +IEEE 802.15.3: Hight rate tốc độ cao (WPAN)11-->55Mbit/s sử dụng trong các ứng dung mutimedia
 +IEEE 802.15.4: Low rate WPAN/ZigBee: Sử dụng cho các ứng dụng tiêu thụ ít năng nượng,tốc độ thấp

Tìm hiểu các giao thức mạng Mô hình OSI (CCNA #2)

II-Mô hình OSI:

Được nghiên cứu và phát triển bời ISO 1984 với mô hình tham chiếu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực mạng máy tính.
OSI (Reference Model for Open System Inter-Connection) phân thành 7 lớp.Mỗi lớp có đặc tính mà các bộ giao thức khác nhau.Các tầng có liên quan và sử dụng các bộ giao thức của nhau để cùng thực hiện một quá trình.
Việc phân tầng này chỉ ra được tính chất riêng của mỗi tầng..sử dụng các bộ giao thức cho những công việc riêng biệt giúp cho việc học cũng như dảng dạy được thuận tiện và xác thực hơn.Chuyên biệt hóa nghành công nghệ,mỗi công ty chuyên phụ trách một mảng nào đó thay vì toàn bộ hệ thống mạng.Điều này giải quyết vấn đề không tương thích giũa các hệ điều hành hay các ứng dụng giữa các hãng,nhà sản xuất.

So sánh sự phổ biến giữa TCP/IP và OSI

Trong thực tế các hệ thống mạng  mô hình TCP/IP được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều so với OSI nhưng.. trong quy chuẩn xây dựng một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ xây dựng một hệ thống mạng hay một sản phần mạng nào đó thì mô hình OSI được sử dụng làm mô hình tham chiếu phổ biến hơn.

Chức năng của các tầng 

Mô hình OSI
Mô hình OSI

7/ Tầng ứng dụng (Application)

 Layer 7 cung cấp các giao diện người dùng (các phần mềm)  chuyển các thao tác, yêu cầu vào hệ thống thông qua các giao thức của một số ứng dụng phổ biến như FPT,DNS,DHCP,TFTP,SMTP......

6/ Tầng trình diễn (Presentation)

Chuyển hóa các định dạng,cấu trúc của dữ liệu người dùng nhập vào từ lớp 7 thành các định dạng phù hợp.
điều này đảm bảo rằng dữ liệu sang hệ thống khách có thể đọc được.
Quá trình này gồm các phân đoạn:
-Định dạng dữ  liệu
-Cấu trúc dữ liệu
-Sự biến đổi dữ liệu
-Nén dữ liệu
-Mã hóa dữ liệu

5/ Tầng phiên (session)

Tạo --> duy trì --> kết thúc một phiên giữa các host.
Tầng Session cung cấp các chế độ truyền nhận dữ liệu giữa các host
-Song công(full-duplex) cho phép đồng thời vừa có thể nhận dữ liệu và truyền dữ liệu
-Bán song công (Haft-duplex) Chỉ cho phép  1 trong 2 host được nhận dữ liệu
-Đơn công(simple)

4/ Tầng giao vận (Transport)

Cung cấp các dịch vụ chuyển dữ liệu.Đảm bảo cho một kết nối tin cậy giữa hai hệ thống
Cung cấp hai giao thức với hai kiểu kết nối:
-TCP (connection-oriented)Thiết lập một kết nối tin cậy trước khi chuyền dữ liệu.Hoạt động ổn định và có chế độ phục hồi dữ liệu
-UDP(connectionless) Cung cấp phương thức truyền dữ liệu nhanh và không có cơ chế phục hồi lỗi.
Các ứng dụng của tầng giao vận được phân biệt bởi các cổng giao thức.
Chỉ duy nhất ứng dụng DNS đều sử dụng ở hai giao thức TCP và UDP với adress port là 53
Sự phân đoạn thường xảy ra ở tầng này và các gói dữ liệu được gửi đi là các segment

3/ Tầng mạng (Network)

Các giao thức của tầng mạng giúp gán địa chỉ IP cho các gói dữ liệu (giáo thức IP)
Chuyển hóa đĩa chỉ nguồn của gói tin IP thành đĩa chỉ MAC (ARP)
Thiết bị Router và swith (layer3)hoạt động ở tầng này có chức năng định tuyến cho gói tin (packet) đi tới đích

2/ Tầng liên kết dữ liệu(Data-link)

Cung cấp một kết nối tin cậy giữa hai nút kết nói trực tiếp trên cùng một mạng.
Sử dụng giao thức Ethenet cung cấp các chức năng và quy trình  để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và sửa lỗi trong tầng vật lý nếu có.
Tầng Dât-link cung cấp hai tầng con theo tiêu chuần IEEE 802.2
-Tầng MAC(Media Access Control- Điều khiển truy nhập đường truyền).
-Tầng LLC(Logical Link Control-Điều khiển liên kết logic)
Các Swit lớp 2 được sử dụng ở tầng này để liên kết các thực thể với nhau trong mạng nội bộ.

1/ Tầng vật lý(physical)

Tầng này có chức năng là truyền và nhận dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện thông qua các kết nối vật lý giữa các thiết bị.
Các chức năng chính:
-Thiết lập kết nối điện. Định nghĩa các giao thức để thiết lập hoặc kết thúc kết nối trong môi trường truyền dẫn.
-Điều khiển lưu lượng.
-Kiểu truyền dẫn half duplex,full duplex.


Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về các Tầng giao thức mạng TCP/IP(CCNA#1)

I-Mô hình TCP/IP

Bắt nguồn từ nghiên cứu của bộ quốc phòng mỹ vào cuối những năm 60.Khi nhận thấy bộ máy quân sự của bộ quốc phòng có quá nhiều máy tính cần được kết nối với nhau ..Nhu cầu cần chia sẻ dữ liệu đi kèm với sự bảo mật ngày càng cần yếu tố thông minh và mở rộng hơn.
Tranmission Control Protocol(Giao thức điều khiển truyền thông)/Internet Protocol (Giao thức internet)
TCP/IP hay còn gọi là không chỉ gồm 2 giao thức mà thực tế nó là tập hợp
một chồng giao thức khách nhau với hệ tham chiếu TCP/IP 4layer (4 tầng)
Mô hình TCP/IP
Mô hình TCP/IP

1/ Vai trò của tầng ứng dụng (Application)

Application cung cấp giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng. Thông qua các phần mềm, dịch vụ, giao thức sẽ giúp cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm: Web, Mail, FTP, Telnet…

2/ Tầng giao vận (Transport ) 

Thiết lập phiên truyền thông giữa các máy tính và quy định cách truyền dữ liệu .
Sử dụng hai giao thức:Cho phép các ứng dụng truy cập tới các giao thức mạng.(layer 2)
-UDP (User Datagram Protocol) Còn gọi là giao thức gói người dùng.Sử dụng phương thức phi kết nối (connectionless)Tức là máy A có thể truyền dữ liệu sang máy B mà không cần có một kết nối từ trước.
giao thức UDP là best-eferts truyền tài dữ lệu nhanh nhưng kém an toàn..không thể phục hồi dữ liệu khi bị mất.
UDP phù hợp cho các ứng dụng video.
-TCP(Tranmisstion Control Protocol) cơ chế kết nối tin cậy connection-orian.Để máy A có thể truyền dữ liệu qua máy B thì giữa 2 máy cần thiết lập một kết nối để có thể làm được việc này.Cơ chế này giúp đảm bảo được sự an toàn của dữ liệu khi đi qua môi trường khác.Tuy nhiên cơ chế này có tốc độ chuyền tải chậm hơn so với UDP.
TCP có các cơ chết phục hồi dữ liệu khi bị drop-off. Giao thức này phù hợp cho các ứng dụng như:
Các ứng dụng truyền file..
Các gói dữ liệu gửi đi của lớp 4 là các sessgment

3/ Tầng liên mạng (Internet)

Tầng này có chức năng gán địa chỉ ,đóng gói và định tuyến (Router) dữ liệu
Sử dụng bốn giao thức chính:
-IP(internet protocol): Có chức năng là gán địa chỉ cho dữ liệu truyền và định tuyến chúng tới đích
-ARP(Adress resolution Protocol):Biên dịch địa chỉ IP của máy đích thành địa chỉ MAC
-ICMP(Internet Control Message Protocol): Thông báo lỗi khi trường hợp truyền dữ liệu bị hỏng
-IGMP(Internet Group Message Protocol):Có chức năng điều khiển đa hướng Muticast
Các gói dữ liệu  gửi đi của lớp 3 là các Packet

4/ Tầng Network Access

 Tầng này có trách nghiệm truyền dẫn tín hiệu điện từ hệ thống này đến hệ thống kia qua các đường cáp mạng sử dụng bộ giao thức mạng Ethernet.

Chứng chỉ MCSA

Chứng chỉ MCSA là gì?

PDF Print E-mail
Nhiều người đã từng nghe nói đến MCP (Microsoft Certified Professional), nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa biết MCSA là gì, “mặt mũi” ra sao? Bài viết xin phác họa vài nét về chứng chỉ này nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin.
Nhiều “track” và “specialization”
Trên website của Microsoft, MCSA (Microsoft Certified Systems Administrator) được giới thiệu là “chứng chỉ giúp nâng cao sự nghiệp của bạn thông qua việc khẳng định bạn có đủ kỹ năng để quản lý và chẩn đoán hỏng hóc những hệ thống chạy hệ điều hành Windows”. Nói nôm na, MCSA là chứng chỉ xác nhận khả năng quản trị mạng (của Microsoft). Hiện nay, bạn có hai chọn lựa về công nghệ (theo hệ điều hành): Windows 2000 hoặc Windows Server 2003.
Ứng với hai công nghệ nêu trên, bạn có hai “nhánh” (track) MCSA, mỗi nhánh yêu cầu những môn thi khác nhau. Mặc dù Microsoft vẫn công nhận “MCSA o­n Windows 2000”, nhưng có lẽ các bạn nên nhắm đến công nghệ mới hơn, vì bản thân chính Windows Server 2003 chẳng bao lâu nữa cũng trở thành “lạc hậu”. Do đó, chúng tôi không đi sâu giới thiệu “nhánh” cũ.


Nhánh “MCSA o­n Windows Server 2003” có ba hướng: MCSA “tổng quát” (gọi tắt là MCSA), MCSA chuyên biệt về truyền tin (gọi là MCSA: Messaging), MCSA chuyên biệt về bảo mật (gọi là MCSA: Security). Những hướng chuyên biệt (specialization) nhằm xác định những kỹ năng thuộc một lĩnh vực chuyên sâu nhất định, đồng thời phục vụ nhu cầu thực tế đang cần những chuyên gia thông thạo các kỹ năng ấy.
chứng chỉ MCSA

Để lấy được chứng chỉ MCSA, bạn phải thi đậu bốn môn:
  • Hai môn thuộc nhóm “Networking System”: gồm Exam 70–290 (Managing and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Environment) và Exam 70–291 (Implementing, Managing, and Maintaining a Microsoft Windows Server 2003 Network Infrastructure).
  • Một môn thuộc nhóm “Client Operating System”: là Exam 70–270 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Windows XP Professional).
  • Một môn tự chọn (gọi là elective exam), bạn có thể chọn môn về ISA Server hoặc SQL Server hoặc Exchange Server đều được.
Tên các môn thi khá dài, do đó mã số từng môn thường được dùng thay cho tên. Ngoài ra, bạn có thể dùng chứng chỉ MCDST hoặc cặp chứng chỉ A+ và Network+ của CompTIA để thay thế cho môn tự chọn (xem thêm tại http://www.microsoft.com/learning/mcp/mcsa/windows2003). Lệ phí thi tại Việt Nam hiện nay là 50 USD/môn, vậy ít nhất bạn phải chi 200 USD để thi MCSA (với điều kiện là không... rớt lần nào).

MCSA: Messaging yêu cầu bạn thi đậu bốn môn tương tự như MCSA “tổng quát”, riêng môn tự chọn thì bạn không được... tự chọn nữa, mà phải thi Exam 70-284 (Implementing and Managing Microsoft Exchange Server 2003). Chứng chỉ này xác nhận bạn không chỉ đủ khả năng của một MCSA mà còn thông thạo về máy chủ phục vụ thư điện tử (mail server).

Riêng anh chàng MCSA, Security đòi hỏi nhiều hơn: bạn phải thi năm môn, trong đó ba môn đầu giống MCSA. Hai môn “tự chọn” phải là: Exam 70-299 (Implementing and Administering Security in a Microsoft Windows Server 2003 Network) và Exam 70-227 (Installing, Configuring, and Administering Microsoft Internet Security and Acceleration Server 2000). Quả thật cụm từ “môn tự chọn” không còn đúng trong trường hợp này nữa.

Nhu cầu thực tế về MCSA

Nhiều bạn rất bối rối trước một rừng thông tin về chứng chỉ của Microsoft. Xin nói ngay, nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quản trị mạng thì chỉ cần tìm hiểu về MCP (mạng), MCSA và MCSE. Khi bạn thi đậu môn đầu tiên (để đạt được MCSA hay MCSE), bất kể đó là môn nào, bạn cũng được công nhận là MCP. Như vậy, cấp độ MCP không đủ cho những người thật sự quản trị một/nhiều mạng quy mô vừa và lớn.
Mặc dù đa số các bạn khi theo học đều muốn “đi đến cùng” – tức trở thành MCSE – nhưng điều đó không cần thiết cho số đông. Công việc hiện nay mà các nhà tuyển dụng đang cần nhiều đòi hỏi kỹ năng của MCSA, và khả năng ấy là “đủ xài”. Thực tế chỉ cần một số lượng MCSE không lớn, vì các doanh nghiệp cần người “quản trị” nhiều hơn là người “thiết kế” mạng.

Chứng chỉ CCNA

Chứng chỉ CCNA 

Cisco Certified Network Associate là một chứng chỉ nghề cơ bản về công nghệ mạng do hãng Cisco System có trụ sở đóng tại Mỹ  cấp và được công nhận trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu của tạp chí Certification Magazine năm 2003 thì CCNA được coi là chứng chỉ tốt nhất trong danh sách 10 chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Người có chứng chỉ này được hiểu là đã có kiến thức cơ bản và toàn diện về các công nghệ mạng cũng như kỹ năng thực hành.

Tại Việt Nam thường thì các nhân viên thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm của Cisco đều yêu cầu phải có tối thiểu CCNA. Đối với những dự án lớn có thể phải yêu cầu có CCNP (cấp cao hơn CCNA) hoặc thậm chí đến CCIE (là cấp cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco - hiện ở Việt Nam chỉ có khoảng 30 người sở hữu chứng chỉ này)

Hiện sản phẩm Cisco được sử dụng phổ biến tại ngân hàng, các bộ, tổng cục, viettel, fpt, công ty liên doanh... nên để có thể làm việc tại các tập đoàn này thì ứng viên nên có tối thiểu kiến thức của CCNA.

Để có thể đạt chứng chỉ CCNA bạn cần
  1. Tham gia khóa học CCNA do các trung tâm đào tạo tổ chức hoặc tự học. Qua các khóa học này học viên sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức cần thiết để có thể thi được chứng chỉ CCNA và được thực hành trên hệ thống thiết bị mạng của cisco (tăng khả năng thực hành).
  2. Sau khi có đủ kiến thức bạn có thể tự ra đăng ký thi CCNA tại trung tâm khảo thí ủy quyền của VUE (http://vue.com) tại Hà Nội có rất nhiều trung tâm ủy quyền: VnExperts, IpMAC,...
Có 2 cách thi CCNA đó là thi 2 bài riêng lẻ ICND1 &2 hoặc 1 bài  duy nhất CCNA, tại Việt Nam đa số học viên đều chọn thi 1 bài duy nhất CCNA.
  • Mã môn thi: 640-802
  • Số lượng câu hỏi: khoảng 52 câu
  • Thời gian làm bài: 120 phút
  • Ngôn ngữ thi: Tiếng Anh
  • Điểm đạt: 820 (điểm tối đa là 1000)
  • Lệ phí mỗi lần thi là $250, nếu trượt bạn lại phải đóng tiếp $250. 
Mẫu chứng chỉ Quốc tế CCNA
Chứng chỉ CCNA
Để tìm hiểu thêm về CCNA các bạn có thể xem thêm tại đây https://cisco.hosted.jivesoftware.com/community/certifications/ccna

Vậy tại sao CCNA lại uy tín như vậy?
Hiện Cisco chiếm > 40% thị phần về công nghệ và thiết bị của hạ tầng mạng Internet ; điều đó cho thấy không ai hiểu mạng như Cisco. Hơn nữa việc nghiên cứu và học công nghệ mạng của Cisco có nghĩa bạn đã nắm được công nghệ mạng tiên tiến nhất hiện nay.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Chuỗi khách sạn Hyatt bị hack sau khi malware tấn công vào hệ thống thanh toán



Hyatt, chuỗi khách sạn toàn cầu với 627 khách sạn trải dài ở 50 nước, vừa thông báo rằng họ đã "phát hiện maleware trên các máy tính hoạt động trong hệ thống xử lý thanh toán cho các địa điểm được Hyatt quản lý". Tập đoàn hiện đang phối hợp với các chuyên gia bảo mật bên thứ ba để điều tra kĩ hơn về sự việc. Hyatt không nói rõ là có bao nhiêu địa điểm bị tấn công, dữ liệu khách hạng có bị lộ hay đánh cắp không, hoặc số lượng khách hàng bị ảnh hưởng, hãng chỉ nói là có một trang web riêng đã được thiết lập để cập nhật tình hình. Trước Hyatt, nhiều chuỗi khách sạn lớn nổi tiếng khác trên thế giới cũng đã bị tấn công, ví dụ như Hilton, Starwood, Mandarin Oriental, tất cả đều đã bị hack chỉ trong năm nay mà thôi.

Firefox OS chưa hẳn đã chết, có thể xuất hiện trên TV, bàn phím, router


Mozilla đã thông báo ngưng phát triển và bán điện thoại chạy Firefox OS nhưng điều đó không đồng nghĩa hệ điều hành nền web này đã chết. Ngược lại, trong các tài liệu rò rỉ gần đây cho biết Mozilla muốn biến đổi nó để có thể được sử dụng trên các TV thông minh, trên tablet, bàn phím hay thậm chí là router. Dưới đây là chi tiết về việc Firefox OS nhiều khả năng sẽ được ứng dụng trên các sản phẩm trong tương lai.

Mozilla-Firefox-OS-futuro.003.
Firefox Pad được mô tả là một chiếc tablet đơn giản, chỉ có trình duyệt web mà thôi, nó chạy Firefox OS. Firefox Pad dành cho những người lớn tuổi hoặc những người ít hiểu biết về công nghệ, họ chỉ cần một thiết bị để duyệt web đơn thuần. Tablet này tập trung vào sự đơn giản, kiểm soát tốt quyền riêng tư người dùng, tự động cập nhật, không có kho ứng dụng, chỉ có các ứng dụng nền web.

Mozilla-Firefox-OS-futuro.002.
Thiết bị tiếp theo có thể ra mắt với Firefox OS cài sẵn đó là Firefox Pi. Pi trong tên gọi biểu hiện việc nó có sẵn phần cứng Raspberry Pi bên trong. Thực chất, đây là một bàn phím với bàn rê và phần cứng của Raspberry Pi. Với việc nó được cài sẵn Firefox OS, đây không đơn thuần là một bàn phím, nó còn là một máy tính có thể được gắn vào bất cứ màn hình nào để hoạt động. Thiết bị này chủ yếu dành cho mục đích giáo dục.

Mozilla-Firefox-OS-futuro.005.
Trong khi đó, Firefox Hub là một router thông minh, đóng vai trò là trung tâm trong một ngôi nhà. Trong thì giống một router thông thường nhưng thực chất đây là một thiết bị chạy Firefox OS với tính năng tường lửa Firefox, quản lý trẻ nhỏ, quyền riêng tư. Ngoài ra, nó còn giúp kết nối tất cả thiết bị với nhau, tự động cập nhật các bản bảo mật hay đóng vai trò một server web trong nhà.

Mozilla-Firefox-OS-futuro.004.
Thiết bị cuối cùng được cài Firefox OS là Firefox Stick. Thiết bị này sẽ được kết nối tới TV thông qua HDMI để mang trải nghiệm Firefox OS lên bất kỳ TV nào, đồng nghĩa biến nó thành TV thông minh.

SSD Samsung chính thức phân phối tại Việt Nam














Tại sự kiện vừa diễn ra hôm 23/12 qua, Samsung Asia Pte Ltd chính thức chỉ định công ty Ánh Minh Cường (AMC) trở thành nhà phân phối độc quyền nhóm sản phẩm SSD của hãng tại Việt Nam kể từ năm 2016. Bên cạnh đó, Samsung cũng áp dụng chế độ bảo hành một đổi một, thời gian từ 3 đến 10 năm, tùy vào dòng sản phẩm cụ thể. Và điều này mang lại sự an tâm cho đối tác, kênh phân phối và người dùng khi chọn mua sản phẩm, bà Andy Sim - Phó chủ tịch mảng Giải pháp doanh nghiệp và Kinh doanh ổ.
Tại sự kiện vừa diễn ra hôm 23/12 qua, Samsung Asia Pte Ltd chính thức chỉ định công ty Ánh Minh Cường (AMC) trở thành nhà phân phối độc quyền nhóm sản phẩm SSD của hãng tại Việt Nam kể từ năm 2016.

Bên cạnh đó, Samsung cũng áp dụng chế độ bảo hành một đổi một, thời gian từ 3 đến 10 năm, tùy vào dòng sản phẩm cụ thể. Và điều này mang lại sự an tâm cho đối tác, kênh phân phối và người dùng khi chọn mua sản phẩm, bà Andy Sim - Phó chủ tịch mảng Giải pháp doanh nghiệp và Kinh doanh ổ cứng của Samsung Asia Pte Ltd chia sẻ.

SSD Samsung_tinhte 1.

Công ngệ 24/7Như chúng ta đã biết, SSD Samsung đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm trước, dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc chỉ định AMC trở thành nhà phân phối chính thức, Samsung mong muốn đa dạng hóa danh mục sản phẩm có mặt trên thị trường và đáp ứng tất cả nhu cầu người dùng trong mảng lưu trữ flash.

Trong năm 2016, bên cạnh dòng hiệu năng cao 850, 950 Pro và dòng chủ đạo 850 Evo đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau thì Samsung tiếp tục ra mắt dòng SSD 750 Evo với thiết kế hài hòa giữa hiệu năng và chi phí.

Điểm khác biệt của SSD 750 Evo là sử dụng các chip nhớ công nghệ NAND 2D truyền thống trong khi dòng 850, 950 áp dụng công nghệ chip nhớ TLC 3D V-NAND với kỹ thuật xếp chồng đến 32 lớp tế bào ô nhớ và chia sẻ kết nối liên tuyến theo phương dọc trong không gian đa chiều nhằm mang lại băng thông nhanh và lớn hơn, phù hợp với nhu cầu người dùng cần hiệu năng cao.

SSD Samsung_tinhte 3.SSD Samsung_tinhte 4.
Bên cạnh đó, Samsung cũng đưa ra một số công nghệ tiên tiến, chẳng hạn công nghệ bộ nhớ đệm với tên gọi TurboWrite có tác dụng tăng tốc độ ghi dữ liệu, tiện ích Magician giám sát trạng thái hoạt động, cung cấp một số công cụ quản lý hiệu suất, trong đó tùy chọn Rapid Mode cho phép sử dụng cả bộ nhớ hệ thống RAM là vùng lưu trữ tạm dữ liệu nhằm tăng tốc độ truy xuất dữ liệu.

Đại diện AMC cho biết SSD dòng 750 Evo bảo hành 3 năm, 5 năm đối với dòng 850 Evo và 10 năm đối với dòng 850 và 950 Pro.

Xem thêm ảnh chi tiết các mẫu SSD Samsung