Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tìm hiểu các giao thức mạng Mô hình OSI (CCNA #2)

II-Mô hình OSI:

Được nghiên cứu và phát triển bời ISO 1984 với mô hình tham chiếu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực mạng máy tính.
OSI (Reference Model for Open System Inter-Connection) phân thành 7 lớp.Mỗi lớp có đặc tính mà các bộ giao thức khác nhau.Các tầng có liên quan và sử dụng các bộ giao thức của nhau để cùng thực hiện một quá trình.
Việc phân tầng này chỉ ra được tính chất riêng của mỗi tầng..sử dụng các bộ giao thức cho những công việc riêng biệt giúp cho việc học cũng như dảng dạy được thuận tiện và xác thực hơn.Chuyên biệt hóa nghành công nghệ,mỗi công ty chuyên phụ trách một mảng nào đó thay vì toàn bộ hệ thống mạng.Điều này giải quyết vấn đề không tương thích giũa các hệ điều hành hay các ứng dụng giữa các hãng,nhà sản xuất.

So sánh sự phổ biến giữa TCP/IP và OSI

Trong thực tế các hệ thống mạng  mô hình TCP/IP được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều so với OSI nhưng.. trong quy chuẩn xây dựng một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ xây dựng một hệ thống mạng hay một sản phần mạng nào đó thì mô hình OSI được sử dụng làm mô hình tham chiếu phổ biến hơn.

Chức năng của các tầng 

Mô hình OSI
Mô hình OSI

7/ Tầng ứng dụng (Application)

 Layer 7 cung cấp các giao diện người dùng (các phần mềm)  chuyển các thao tác, yêu cầu vào hệ thống thông qua các giao thức của một số ứng dụng phổ biến như FPT,DNS,DHCP,TFTP,SMTP......

6/ Tầng trình diễn (Presentation)

Chuyển hóa các định dạng,cấu trúc của dữ liệu người dùng nhập vào từ lớp 7 thành các định dạng phù hợp.
điều này đảm bảo rằng dữ liệu sang hệ thống khách có thể đọc được.
Quá trình này gồm các phân đoạn:
-Định dạng dữ  liệu
-Cấu trúc dữ liệu
-Sự biến đổi dữ liệu
-Nén dữ liệu
-Mã hóa dữ liệu

5/ Tầng phiên (session)

Tạo --> duy trì --> kết thúc một phiên giữa các host.
Tầng Session cung cấp các chế độ truyền nhận dữ liệu giữa các host
-Song công(full-duplex) cho phép đồng thời vừa có thể nhận dữ liệu và truyền dữ liệu
-Bán song công (Haft-duplex) Chỉ cho phép  1 trong 2 host được nhận dữ liệu
-Đơn công(simple)

4/ Tầng giao vận (Transport)

Cung cấp các dịch vụ chuyển dữ liệu.Đảm bảo cho một kết nối tin cậy giữa hai hệ thống
Cung cấp hai giao thức với hai kiểu kết nối:
-TCP (connection-oriented)Thiết lập một kết nối tin cậy trước khi chuyền dữ liệu.Hoạt động ổn định và có chế độ phục hồi dữ liệu
-UDP(connectionless) Cung cấp phương thức truyền dữ liệu nhanh và không có cơ chế phục hồi lỗi.
Các ứng dụng của tầng giao vận được phân biệt bởi các cổng giao thức.
Chỉ duy nhất ứng dụng DNS đều sử dụng ở hai giao thức TCP và UDP với adress port là 53
Sự phân đoạn thường xảy ra ở tầng này và các gói dữ liệu được gửi đi là các segment

3/ Tầng mạng (Network)

Các giao thức của tầng mạng giúp gán địa chỉ IP cho các gói dữ liệu (giáo thức IP)
Chuyển hóa đĩa chỉ nguồn của gói tin IP thành đĩa chỉ MAC (ARP)
Thiết bị Router và swith (layer3)hoạt động ở tầng này có chức năng định tuyến cho gói tin (packet) đi tới đích

2/ Tầng liên kết dữ liệu(Data-link)

Cung cấp một kết nối tin cậy giữa hai nút kết nói trực tiếp trên cùng một mạng.
Sử dụng giao thức Ethenet cung cấp các chức năng và quy trình  để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng, phát hiện và sửa lỗi trong tầng vật lý nếu có.
Tầng Dât-link cung cấp hai tầng con theo tiêu chuần IEEE 802.2
-Tầng MAC(Media Access Control- Điều khiển truy nhập đường truyền).
-Tầng LLC(Logical Link Control-Điều khiển liên kết logic)
Các Swit lớp 2 được sử dụng ở tầng này để liên kết các thực thể với nhau trong mạng nội bộ.

1/ Tầng vật lý(physical)

Tầng này có chức năng là truyền và nhận dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện thông qua các kết nối vật lý giữa các thiết bị.
Các chức năng chính:
-Thiết lập kết nối điện. Định nghĩa các giao thức để thiết lập hoặc kết thúc kết nối trong môi trường truyền dẫn.
-Điều khiển lưu lượng.
-Kiểu truyền dẫn half duplex,full duplex.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét