Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Chia Subnet Mask(CNNA#6)

Ở bài trước chúng ta  đã tìm hiểu về các loại địa chỉ IP, cách xác định phần địa chỉ Mạng và địa chỉ Host ,cách chuyển đổi số nhị phân và thập phân và ngược lại....
Để áp dụng các phần đã học vào thực tế khi triển khai một hệ thống mạng ta tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của serri tut CCNA của support.blogspot.com.

1/ Đặt vấn đề

Bạn đang thiết kế một hệ thống mạng (LAN) với đặc thù của một công  ty,doanh nghiệp nào đó với 5 đến 6 văn phòng. Mỗi phòng khoảng 30máy.
Giải pháp truyền thống là khi chúng ta cấu hình tất cả các máy tính cùng một dải mạng ví dụ 192.168.1.1 --> 192.168.1.254.
Điều gì sẽ xảy ra nết thiết bị trung tâm có vấn đề?

1.Vậy làm thể nào để tiết kiệm được tài nguyên mạng, nhưng vẫn đảm bảo về vấn đề bảo mật cũng như một số rủi ro có thể xảy ra.
2.Đơn giản hóa quá trình quản trị hệ thống.
3.Tiện lợi và nhanh chóng khi mở rộng quy mô hệ thống mạng

sơ đồ mạng
sơ đồ mạng

2/ Chia một mạng lớn thành nhiều mạng con với kỹ thuật chia Subnet.

B1. Xác định địa chỉ mạng:
Với bài toán cụ thể trên với địa chỉ ban đầu là Lớp C với địa chỉ:
192.168.1.0
Với mỗi dải địa chỉ tùy từng lớp mà chúng ta xác định địa chỉ mạng.
Với lớp C địa chỉ mạng là 255.255.255.0 tức là 24 bit.
=> Địa chỉ mạng là 192.168.1. 
B2. Xác định số bit mượn để có thể chia mạng ban đầu thành 6 mạng con.
Bằng cách mượn thêm số bit của octec host để kéo dài thêm phần mạng.
Với công thức 2^n=6 với n là số bít mượn.
Vậy để chia thành 6 mạng con ta cần mượn thêm 3 bit (2^3=8)
B3. Xác định bước nhảy (xác định số host trong mỗi subnet)
Công thức 2^ m-n.
+M là số bit ban đầu
+N là số bit đã mượn
=> Bước nhảy(số host trong mỗi subnet) là 2^8-3=32
* Với cách chia này chúng ta sẽ chia được 8 subnet với mỗi subnet sẽ được 32 địa chỉ IP đáp ứng được cả 3 yêu cầu của bài toán.
Với 6 subnet cho 6 phòng ban(1)
Với mỗi subnet là 30 địa chỉ IP(2)
Còn dư 2 subnet để dự phòng khi cần mở rộng hệ thống mạng.(3)

3/ Xác định địa chỉ mạng và địa chỉ broadcast của mỗi subnet

Các subnet sau khi đã chia:
(1) 192.168.1.0 --> GW
      192.168.1.1 host
      192.168.1.31 host
--->192.168.1.32--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
(2) 192.168.1.33-->GW
      192.168.1.34 host
      192.168.1.64 host
--->192.168.1.65--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
(3) 192.168.1.66 --> GW
      192.168.1.67 host
      192.168.1.97 host
--->192.168.1.98--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
(4) 192.168.1.99 --> GW
      192.168.1.100 host
      192.168.1.130 host
--->192.168.1.131--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
(5) 192.168.1.132 --> GW
      192.168.1.133 host
      192.168.1.163 host
--->192.168.1.164--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
(6) 192.168.1.165 --> GW
      192.168.1.166 host
      192.168.1.196 host
--->192.168.1.197--> Địa chỉ broadcast
255.255.255.224.(subnetmask)
Lưu ý: Với mỗi một Subnet thì đều cần bỏ ra 2 địa chỉ đó là địa chỉ đầu tiên của subnet để làm địa chỉ GW(địa chỉ mạng) và địa chỉ cuồi cùng của subnet làm địa chỉ broadcast
Vì vậy mối subnet có 32 địa chỉ IP nhưng chỉ được sử dụng 30 địa chỉ IP để gán cho các máy tính.


4/ Xác định Subnetmask.

Đề xác định được subnetmask ta cần biết số bit đã mượn của octec Host
Với bài toán địa chỉ mạng lớp C có địa chỉ subnetmask mặc định là:
 192.168.1.0/24  <=> 255.255.255.0
Sau khi chia subnet ta cần mượn thêm 3 bit của octec Host. Địa chỉ của mạng sẽ là
 192.168.1.0/27 (24+3) <=> 255.255.255.224.(subnetmask).

       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét